Pages

Ads 468x60px

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Tại sao doanh nghiệp lại chọn mũ bảo hiểm làm quà tặng


Hiện nay khi hầu hết mọi người đều coi xe máy là phương tiện di chuyển và mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu khi tham gia giao thông. Trung bình, mỗi người dành thời gian di chuyển ngoài đường từ 3 – 5 tiếng đồng hồ, tùy theo công việc mình đang làm, có khi thời gian chạy xe còn nhiều hơn 5 tiếng. Vì vậy có thể nói chọn mũ bảo hiểm để PR là một hoạt động khôn ngoan của các doanh nghiệp. Tại sao nên dùng mũ bảo hiểm in logo để làm quà tặng?


Trước đây, nhiều doanh nghiệp chọn in ô, áo mưa, hay áo sơ mi… để làm quà tặng nhưng xét về phương diện tiện ích lại không phổ biến được như mũ bảo hiểm.
Với bề mặt phẳng rộng, form nón đủ để in thông điệp quảng cáo lên đấy. Khi dùng mũ bảo hiểm in logo để tặng khách hàng, doanh nghiệp có lợi ích sau:
+ Khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn, vì quà tặng thường mang lại thiện cảm đối với người nhận quà.
+ Khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn quảng cáo di động những thông điệp mà bạn in trên nón. Thời gian dừng đèn đỏ ở ngã 3, ngã 4 đủ để khách hàng lưu tâm thương hiệu của bạn vào suy nghĩ của mình.
+ Chi phí quảng cáo thấp hơn nhiều so với những kênh quảng cáo khác như tivi, banner, áp phích…
+ Mũ bảo hiểm có độ bền cao, cho nên thời gian của thông điệp quảng cáo được kéo dài và lặp lại nhiều lần khi khách sử dụng.
Ngoài ra, hiện nay mũ bảo hiểm quà tặng cũng có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng và sắc màu để khách hàng dễ dàng lựa chọn.


Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Mũ bảo hiểm có thể gây hại cho tóc và da đầu?.

Mũ bảo hiểm tiêu chuẩn không được giặt thường xuyên sẽ là nơi lưu trú cho nấm mốc, vi sinh vật gây các bệnh về tóc và da đầu như: gàu, tóc yếu dễ gãy rụng, các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, viêm nấm da đầu.
Với các bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ bên ngoài, khiến chúng ta không tự tin thể hiện mình
Khi phát hiện các bệnh về da đầu, chúng ta nhanh chóng tìm đến cách biện pháp “chữa bệnh” như : dùng các loại dầu xã, dầu gội, điều trị bằng các loại thuốc đắt tiền, nhưng chưa thật sự tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh vì vậy mặc dù được chữa bằng nhiều cách nhưng bệnh vẫn tiếp tục tái phát. Trên mỗi cm2 da đầu chúng ta có đến 10 triệu vi sinh vật và nấm mốc, vì vậy mũ bảo hiểm không được giặt thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi sinh vật phát triển và gây các bệnh cho da đầu và tóc. Những triệu chứng bệnh da đầu thường gặp là : các mụn mủ ở chân tóc, vỡ nhanh, đóng vảy, gàu, mẫn đỏ, ngứa ngáí..Những bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm mất thẩm mỹ, gây mất tự tin, thiếu sự thoải mái khi giao tiếp với mọi người xung quanh.


Trên thị trường mũ bảo hiểm quảng cáo hiện nay, hầu hết  các bộ phận không thể tách rời, nên cách vệ sinh truyền thống thường là giặt nguyên 1 chiếc mũ rất khó khăn, mất nhiều thời gian mà mũ lại lâu khô, dẫn đến việc mọi người e ngại giặt mũ bảo hiểm thường xuyên, thậm chí là không giặt.
Một số giữ vệ sinh MBH với chai xịt khử mùi nhưng không biết rằng vi khuẩn, nấm mốc vẫn còn tồn tại. Một số sử dụng vải lót tự chế khiến lòng nón bị chật gây đau đầu, không thoáng khí khiến da đầu bị mẫn ngứa, viêm, nấm.



Thấu hiểu được điều đó, Andes cho ra đời dòng sản phẩm Andes-3S mới với các tính năng vượt trội sau:
- Thiết kế thông minh giúp bạn dễ dàng tháo lắp vải lót để thay thế, vệ sinh đơn giản, mau khô. Sợi vải bền chắc, giúp bạn có thể giặt, vệ sinh thường xuyên.
- Vải lót cao cấp được xử lý có khả năng kháng khuẩn, thấm hút tốt. Vải lót có kết cấu màng lưới lớn, cho phép không khí lưu thông dễ dàng vào bên trong, tạo cảm giác thoáng mát và dễ chịu.


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Kinh nghiệm chọn mua nón bảo hiểm xe đạp


Quan niệm cho rằng mũ bảo hiểm chỉ dành cho xe máy hoặc xe mô tô phân khối lớn đang ngày càng thay đổi khi mà ở nước ta, số lượng các vụ tai nạn giao thông đang tăng lên đáng kể. Chỉ cần lưu thông trên phố bằng phương tiện giao thông hai bánh, cho dù là đơn giản nhất như xe đạp hay xe đạp điện thì chúng ta vẫn nên tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng một chiếc nón bảo hiểm xe đạp phù hợp và đạt chuẩn.
Mũ bảo hiểm tiêu chuẩn không đơn giản chỉ là một chiếc mũ thuần túy, mà hơn thế nữa, nó còn là biện pháp bảo vệ an toàn cho bạn trong các cuộc phiêu lưu trên đường phố. Vì vậy, bạn đừng nên xem nhẹ và chủ quan khi điều khiển xe đạp trên đường.
Các loại nón bảo hiểm xe đạp hiện nay vẫn chưa được phổ biến và sử dụng nhiều tại Việt Nam, có thể tạm chia thành hai loại theo đặc tính sử dụng: một loại dành cho xe đạp điện và một loại dành riêng cho xe đua địa hình, xe leo núi chuyên dụng.
Hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể bắt buộc sử dụng mũ bảo hiểm chính hãng khi lưu thông trên xe đạp điện, nên người dân thường lơ là, không có các biện pháp chủ động để bảo vệ mình. Với tình hình giao thông phức tạp, các vụ tai nạn xảy ra ở các thành phố lớn ngày càng nhiều thì chiếc mũ bảo hiểm thật sự là một phụ kiện xe đạp rất cần thiết.
Mũ bảo hiểm nói chung khá đa dạng về kiểu dáng, thương hiệu và giá tiền, thông thường được chia thành 5 loại: nón trùm kín đầu (còn gọi là nón FF – Full Face), nón bảo hiểm nửa đầu (nón 1/2, Half-Face), nón 3/4 đầu (Open-Face), nón Modular (Flip-up) và nón “cào cào” (Off-road, Motocross).




Người điều khiển xe đạp điện thường dùng loại nón ½ đầu dành cho xe máy. Loại mũ này có tính bảo vệ thấp, rất dễ trượt và rơi ra khi bị va chạm mạnh; do chỉ che được nửa phần đầu phía trên nên các vùng khác như gáy, mặt, tai và cằm đều có thể bị tổn thương nếu gặp tai nạn. Tuy nhiên, chúng lại rất được ưa chuộng bởi trọng lượng nhẹ chỉ chưa đến 1kg, thông thoáng, có kích thước nhỏ gọn, tiện mang theo, có thể dùng với tai nghe vì vùng tai của người đội không bị che kín. Mũ nửa đầu chỉ thích hợp để đội khi di chuyển trong thành phố hoặc lưu thông trên các phương tiện có vận tốc thấp như xe đạp điện.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Yamaha tặng mũ bảo hiểm và áo khoác xịn cho khách mua FZ150i

Với mục tiêu đem lại nhiều niềm vui và tri ân những khách hàng yêu mến mẫu xe naked bike này, Yamaha Motor Việt Nam thực hiện chương trình khuyến mãi “Xe cực mạnh – Quà cực khủng”dành cho tất cả các khách hàng mua xe FZ150i trong thời gian khuyến mãi với nội dung cụ thể như sau:
·         Thời gian khuyến mãi: 15/05 – 31/07/2016
·         Quà tặng: 01 mũ bảo hiểm trùm đầu (fullface)Yamahavà 01 áo khoác thể thao Yamaha
·         Địa điểm áp dụng: các đại lý Yamaha Town trên toàn quốc


               
Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 2/2014, FZ150i là mẫu xe thích hợp để làm quen với phân khúc mô-tô phân khối lớn.Xe được trang bị động cơ 4 thì 150cc, hộp số 5 tốc độ với công suất tối đa 16,6 mã lực, momen xoắn cực đại 14,5Nm cùng hệ thống phun xăng điện tử Fi làm mát bằng dung dịch, bên cạnh đó áp dụng công nghệ xy lanh DiASil và Pit–tông nhiệt đúc độc quyền của Yamaha.
Các khách hàng có thể lựa chọn nhiều phiên bản khác nhau của FZ150i để phù hợp với phong cách của riêng mình. Phiên bản trắng phối tem đỏ - đen, dành cho các khách hàng yêu thích sự tinh tế. Phiên bản Movistarđặc biệt với bộ tem màu xanh mang dấu ấn đội đua Yamaha MotoGP, kế thừa hoàn hảo nét thể thao đặc trưng của Yamaha. Và mới nhất là phiên bản màu đen mạnh mẽ và bí ẩn, với điểm nhấn là bộ tem cùng viền mâm bánh xe màu xanh độc đáo, vừa được ra mắt vào tháng 3. Mức giá đề xuất của xe FZ150i là từ 68.900.000 VND và được áp dụng chế độ bảo hành chính hãng 3 năm/ 30.000km.


Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Đội mũ bảo hiểm không chuẩn, người Việt đang tự giết mình

Theo nghiên cứu mới đây thì khi xảy ra tai nạn, khu vực cằm luôn là nợi chịu tác động chấn thương nhiều nhất, lên đến 34,6%. Thế nhưng chẳng mấy người Việt đội mũ bảo hiểm bảo vệ cằm. Đội mũ bảo hiểm không chuẩn, người Việt đang tự giết mình. 
Mũ bảo hiểm là trang bị hiệu quả nhất trong việc giảm số lượng tai nạn bị chấn thương hoặc tử vong khi tham gia giao thông bằng xe máy. Đội mũ bảo hiểm làm giảm chấn thương vùng đầu lên đến 69%.



Mũ bảo hiểm ước tính làm giảm khả năng tử vong trong một vụ tai nạn xe máy khoảng 37%. Chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu ở các vụ tai nạn xe máy. Ngay cả khi không gây tử vong, các chấn thương ở vùng đầu cũng gây tổn hại về sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, bạn bè. Trong thực tế, điều trị chấn thương sọ não với chi phí nhiều hơn 13 lần so với chấn thương thông thường. Nghiên cứu được thực hiện bởi Diemar Otte, Khoa nghiên cứu tai nạn giao thộng thuộc Đại học Y Hannover (Đức) về chấn thương vùng đầu khi đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Các dữ liệu được thu thập trên tất cả các vụ va chạm và sự phân bổ tác động chấn thương lên mũ bảo hiểm cho thấy có 19,4% chấn thương xảy ra ở phía bên phải khu vực cằm và 15,2% ở phía bên trái khu vực cằm. Kết hợp hai con số này lại cho thấy khu vực cằm chịu tác động nhiều nhất 34,6%. nhiên, rất ít người Việt đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, full-face (mũ bảo hiểm cả phần cằm). 

                   
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đưa ra con số thống kê trên báo chí về tỉ lệ người dân đội mũ bảo hiểm không đạt quy chuẩn. Theo đó, lực lượng chức năng ước tính 70% người tham gia giao thông đang đội mũ bảo hiểm giả, không đảm bảo chất lượng. Trong đó, tỷ lệ đội mũ không phải mũ bảo hiểm khoảng 50%, còn lại 20% là mũ không đảm bảo chất lượng, mũ bị nhái. Số còn lại đội mũ đạt chuẩn nhưng cũng chỉ là mũ bảo hiểm nửa đầu chứ không phải dạng full-face có chức năng bảo vệ cả phần cằm. 

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?



Hỏi:

Tôi nghe nói từ ngày 1/7 sẽ chính thức xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm. Mức xử phạt sẽ giống như vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Vậy cho tôi hỏi dấu hiệu nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn là như thế nào? 
Trả lời:
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết từ ngày 20/5 - 19/6 sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên, liên tục về sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu mũ bảo hiểm xe máy đúng quy chuẩn chất lượng. Từ ngày 1/7, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt giống như vi phạm không đội mũ bảo hiểm.


Theo Điều 3, Điều 4, Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy thì mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng sau:
1. Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
2. Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu sau:
- Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN. - Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.


               
3. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Mách người dùng cách chọn mũ bảo hiểm “xịn”

15/4 tới đây, người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng sẽ bị phạt ở mức 100.000 – 200.000 đồng. Nhiều người nháo nhào đi mua mũ bảo hiểm chính hãng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em dễ dàng lựa chọn được chiếc mũ bảo hiểm vừa “xịn” vừa đẹp phù hợp với quy định của pháp luật.

Quy định chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ

Trong quy chuẩn về mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định, mũ phải đạt các yêu cầu về: khối lượng, phạm vi che chắn, khả năng chịu va đập và hấp thụ xung động, độ bền đâm xuyên, độ bền của quai đeo, yêu cầu về tầm nhìn, kính chắn gió và yêu cầu chung đối với vật liệu sản xuất mũ.
- Kiểu mũ: mũ che nửa đầu; che cả đầu và tai; che cả đầu, tai và hàm.
- Mũ phải đủ 3 bộ phận: vỏ mũ; lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ; quai đeo. 
- Đều phải có tem: Tất cả mũ bảo hiểm lưu hành trên thị trường (gồm cả trong nước và nhập khẩu) đều phải dán tem CR và tem “đã kiểm tra” đối với hàng nhập khẩu.


 Thông tin sản phẩm: Kiểu dáng mũ phải đáp ứng yêu cầu như ghi tên sản phẩm là mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, ghi tên và địa chỉ các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, xuất xứ hàng hóa, ngày tháng năm sản xuất.
- Các loại mũ bảo hiểm có lưỡi trai: Đối với các loại mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai (tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai) không quá 70mm, góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn của người sử dụng. Mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng (tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai) không được lớn hơn 50mm.

Kinh nghiệm khi mua thực tế


- Càng kín càng tốt: Một trong những tiêu chuẩn và kinh nghiệm của người sử dụng mũ bảo hiểm để đạt được độ an toàn tối đa là mũ càng kín càng tốt. Hiện nay trên thị trường có ba loại mũ bảo hiểm: loại mũ che nửa đầu, che cả đầu, tai và mũ che cả hàm. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tốt nhất nên chọn loại mũ che chắn cả đầu, tai và hàm. Tuy nhiên, loại mũ này thích hợp nhất khi sử dụng đi đường dài, xa và tốc độ cao, nếu hay phải đi trong điều kiện như vậy thì tốt nhất bạn nên có sẵn trong nhà một chiếc. Nếu bạn thường xuyên đi trong nội thành hoặc đường ngắn, lại là chị em phụ nữ thì loại mũ che cả tai và hàm này tuy an toàn nhất nhưng lại không tiện dụng nên chị em có thể chọn loại mũ che nửa đầu. Nhưng dù là loại nào thì ngoài những tiêu chuẩn kỹ thuật mà Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ở trên, khi đi mua mũ bạn nên đội vào tháo ra vài lần và chọn chiếc mũ vừa khít với đầu, không được lỏng cũng không được chặt quá.
          


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Hướng dẫn cách nhận biết mũ nón bảo hiểm đạt chuẩn hợp quy


Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, thời gian từ 01/07/ đến 31/12/2014. CSGT sẽ xử lý mạnh tay những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không hợp quy, không đảm bảo chất lượng. Nhằm tránh rủi ro khi mua phải nón bảo hiểm kém chất lượng, nhái, không hợp quy. Người tiêu dùng cần lưu ý như sau:

Cách nhận biết mũ đạt chuẩn

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm chính hãng hà nội của bộ KH-CN dành cho người tham gia giao thông đi xe máy (QCVN 2: 2008/BKHCN), ban hành theo quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN và thông tư 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/2/2013 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo đó, mũ nón bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đôi khi tham gia giao thông phải đủ các tính năng sau:

Thứ nhất

Về cấu tạo mũ phải đủ 3 bộ phận gồm vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.

Thứ hai

Mũ đó đã được chứng nhận hợp quy, được gắn dấu hợp quy CR (dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy) và có ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Trong đó, nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ và cơ sở sản xuất, cỡ mũ, năm tháng sản xuất.



Nhãn của mũ bảo hiểm nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa, cỡ mũ, năm tháng sản xuất.
Cũng theo quy chuẩn này, đối với mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được, độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm dài nhất của lưỡi trai không quá 70mm.

Trường hợp mũ có lưỡi trai cứng gắn liền vỏ mũ, độ dài của lưỡi trai không lớn hơn 50mm. Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm.
 
Blogger Templates