Hỏi:
Tôi nghe nói từ ngày 1/7 sẽ chính thức xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm. Mức xử phạt sẽ giống như vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Vậy cho tôi hỏi dấu hiệu nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn là như thế nào?
Tôi nghe nói từ ngày 1/7 sẽ chính thức xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm. Mức xử phạt sẽ giống như vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Vậy cho tôi hỏi dấu hiệu nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn là như thế nào?
Trả lời:
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết từ ngày 20/5 - 19/6 sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên, liên tục về sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu mũ bảo hiểm xe máy đúng quy chuẩn chất lượng. Từ ngày 1/7, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt giống như vi phạm không đội mũ bảo hiểm.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết từ ngày 20/5 - 19/6 sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên, liên tục về sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu mũ bảo hiểm xe máy đúng quy chuẩn chất lượng. Từ ngày 1/7, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt giống như vi phạm không đội mũ bảo hiểm.
Theo Điều 3, Điều 4, Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy thì mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng sau:
1. Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
2. Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu sau:
- Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN. - Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.
Xem thêm: Mách bạn cách chọn mũ bảo hiểm xịn
3. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN
ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn
dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét