Theo nghiên cứu mới đây thì khi xảy ra tai nạn, khu
vực cằm luôn là nợi chịu tác động chấn thương nhiều nhất, lên đến 34,6%. Thế
nhưng chẳng mấy người Việt đội mũ bảo hiểm bảo vệ cằm. Đội mũ bảo hiểm
không chuẩn, người Việt đang tự giết mình.
Mũ bảo hiểm là trang bị hiệu quả nhất
trong việc giảm số lượng tai nạn bị chấn thương hoặc tử vong khi tham gia giao
thông bằng xe máy. Đội mũ bảo hiểm làm giảm chấn thương vùng đầu lên đến
69%.
Mũ bảo hiểm ước tính làm giảm khả năng tử vong trong
một vụ tai nạn xe máy khoảng 37%. Chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu ở
các vụ tai nạn xe máy. Ngay cả khi không gây tử vong, các chấn thương ở vùng đầu
cũng gây tổn hại về sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, bạn bè. Trong
thực tế, điều trị chấn thương sọ não với chi phí nhiều hơn 13 lần so với chấn
thương thông thường. Nghiên cứu được thực hiện bởi Diemar Otte, Khoa nghiên cứu
tai nạn giao thộng thuộc Đại học Y Hannover (Đức) về chấn thương vùng đầu khi đội
mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Các dữ liệu được thu thập trên tất cả các vụ va chạm
và sự phân bổ tác động chấn thương lên mũ bảo hiểm cho thấy có 19,4% chấn
thương xảy ra ở phía bên phải khu vực cằm và 15,2% ở phía bên trái khu vực cằm.
Kết hợp hai con số này lại cho thấy khu vực cằm chịu tác động nhiều nhất 34,6%.
nhiên, rất ít người Việt đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, full-face (mũ bảo hiểm cả
phần cằm).
Xem thêm: Thế nào là mũ bảo hiểm chuẩn
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc
gia đã đưa ra con số thống kê trên báo chí về tỉ lệ người dân đội mũ bảo hiểm
không đạt quy chuẩn. Theo đó, lực lượng chức năng ước tính 70% người tham gia
giao thông đang đội mũ bảo hiểm giả, không đảm bảo chất lượng. Trong đó, tỷ lệ
đội mũ không phải mũ bảo hiểm khoảng 50%, còn lại 20% là mũ không đảm bảo chất
lượng, mũ bị nhái. Số còn lại đội mũ đạt chuẩn nhưng cũng chỉ là mũ bảo hiểm nửa đầu chứ
không phải dạng full-face có chức năng bảo vệ cả phần cằm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét