Pages

Ads 468x60px

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Honda tặng 1.000 mũ bảo hiểm cho đoàn viên tỉnh Bình Dương

Để nâng cao ý thức và tạo sự chuyển biến về thói quen đội mũ bảo hiểm tiêu chuẩn khi tham gia giao thông, Công ty Honda Việt Nam (HVN) trao tặng 1.000 mũ bảo hiểm cho đoàn viên các nhà máy tại Bình Dương.

Trong năm 2015, Honda Việt Nam đã xây dựng chương trình hỗ trợ 30.000 mũ bảo hiểm để hưởng ứng Quyết định 131 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về việc vận động hỗ trợ mũ bảo hiểm với khẩu hiệu “Trọn nghĩa đồng bào - Ấm tình cha mẹ”.
Trong số mũ bảo hiểm trên, có hơn 11.000 mũ dành cho các trường tiểu học, trung học và phổ thông của 40 tỉnh/thành phố; 15.000 mũ được trao tới tay các em học sinh tại 13 tỉnh thành; số mũ còn lại được trao cho học sinh, sinh viên trong các chương trình chung kết “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” và “Thanh niên với văn hóa giao thông”.

                  
Ông Vũ Quang Tâm, Phó Tổng giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam cho biết, đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Honda Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong công tác tuyên truyền về an toàn giao thông và đào tạo lái xe an toàn.  
Thông qua chuỗi hoạt động này, Ban tổ chức mong muốn các thanh niên, đoàn viên, lực lượng công nhân viên các nhà máy tại Bình Dương sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn. Đồng thời nhận thức đúng đắn trong việc tham gia giao thông an toàn cho mình và cho cả những người xung quanh.


Chiến dịch truyền thông toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn

Sáng 23/8, tại Hà Nội, Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cuộc vận động sáng tác ca khúc “Thanh niên với văn hoá giao thông”.
Theo thống kê, tại Việt Nam, 70% tai nạn giao thông liên quan đến xe máy, trong đó có 30% chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.
Để đẩy lùi thương vong, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo tầm quan trọng của đội mũ bảo hiểm chính hãng và khuyến khích các nước thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.


Mũ bảo hiểm giúp giảm chấn thương nặng do tai nạn giao thông đến 69% và giảm khả năng tử vong đến 42%.
Trên thực tế, quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay và được đa số người tham gia giao thông chấp hành. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ người dân, trong đó có những người trẻ không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, hoàn toàn không có khả năng bảo vệ khu tham gia giao thông.
Trước tình trạng này, Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia đã ban hành kế hoạch tổ chức Chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; và từ ngày 1/7/2014 xử lý vi phạm đối với đối tượng đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xử lý đối tượng đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách.


  

Đánh giá cao Chiến dịch truyền thông toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, ông Khuất Việt Hùng- Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia nhấn mạnh chiến dịch cũng nhằm đẩy mạnh, đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi và xã hội trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; khuyến khích người dân chủ động bảo vệ an toàn của bản thân bằng việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đúng cách và thực hiện văn hoá giao thông. “Theo thống kê, 60% số người bị tai nạn giao thông có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Trong khi đó, đội mũ bảo hiểm thời gian qua đã có những chuyển biến rõ nét, làm giảm rủi ro khi tham gia giao thông”- ông Hùng nói.
Cũng nhân dịp này, ban tổ chức đã phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc “Thanh niên với văn hoá giao thông” nhằm đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền trong công tác giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Cùng với đó, tổ chức Hành trình thu thập chữ ký ủng hộ chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn từ ngày 23/8 đến ngày 23/9 trên toàn quốc.
Người dân có thể tham gia ký ủng hộ chiến dịch trực tiếp tại Hà Nội vào ngày 25/8/2014, TP Đà Nẵng vào ngày 28/8/2014, TP Cần Thơ vào ngày 31/8/2014./.


Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Chưa đến 50% trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp cùng Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch hành động số 419/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2014 của Ủy ban ATGT Quốc gia về việc: “Thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm chất lượng đối với trẻ em năm 2015”.
Theo báo cáo nghiên cứu độc lập của AIP, từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2015, ngay sau đợt cao điểm tháng 4/2015, tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (tăng từ 36% vào tháng 3/2014 lên tới 68% vào tháng 4/2015).
Tính trung bình, từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2015, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em tăng 11% (từ 36% lên tới 47%), nhưng vào thời điểm cuối kỳ, tỷ lệ này giảm đáng kể so với thời gian diễn ra đợt cao điểm (giảm từ 68% xuống còn 47%)
Trong năm 2015, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã tiến hành nhắc nhở đối với 31.754 trường hợp, lập biên bản xử phạt 11.857 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước hơn 1 tỷ đồng, tạm giữ 319 xe môtô, xe máy điện.


        

Việc triển khai Kế hoạch cũng đã góp phần tích cực trong việc kéo giảm tai nạn giao thông liên quan tới đối tượng là trẻ em. So với cùng kỳ năm 2014, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em (từ 6-11 tuổi) giảm 39,4% về số vụ, giảm 37,5% số người chết và giảm 31,25% số người bị thương.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nhận định, tỷ lệ chấp hành đội mũ bảo hiểm cho trẻ em ở các địa phương đều tăng lên tuy nhiên vẫn ở mức thấp và tỷ lệ không được duy trì ổn định.
"Với những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm qua việc triển khai Kế hoạch sẽ là tiền đề để Ủy ban ATGT và các cơ quan thành viên cùng Ban ATGT các địa phương xây dựng hoàn chỉnh một kế hoạch toàn diện hướng tới mục tiêu toàn dân chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe máy điện trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung các giải pháp hướng tới đối tượng là trẻ em", ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh./.

Theo:thoibaotaichinhvietnam.vn

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Mũ bảo hiểm đã cứu sống nhiều mạng người

Theo Tiến sỹ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, chính nhờ việc áp dụng luật đội mũ bảo hiểm bắt buộc mà hôm nay nhiều người được sống để tận hưởng cuộc sống cùng gia đình và chờ đón Tết.
Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết vào cuối tháng 10/2008, tử vong giao thông đường bộ giảm hơn 1.400 ca, và thương tích nghiêm trọng giảm hơn 2.200 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Các số liệu cho chúng ta thấy rằng, Nghị quyết mang tính đột phá - bắt buộc đội MBH trên mọi tuyến đường - đã có một tác động mạnh tới việc giảm các ca thương tích và tử vong giao thông đường bộ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chất lượng mũ bảo hiểm trên thị trường cũng rất đáng ngại. Theo một khảo sát của Hiệp hội Người tiêu dùng An toàn Việt Nam vào đầu năm 2008 cho thấy, 80% MBH trên thị trường không đạt các tiêu chuẩn quốc gia. Vì thế, cần kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng mũ bảo hiểm trên thị trường.



“Không có gì đơn giản hơn thông điệp này - mũ bảo hiểm cứu mạng sống. Xin chúc mừng các nhà hoạch định chính sách, các chính trị gia và các cán bộ cảnh sát đã góp phần mình vào sự kiện quan trọng này vì sự đóng góp tận tâm của họ nhằm nâng cao an toàn cho những người sử dụng mô tô xe máy tại Việt Nam”, TS Jean-Marc Olivé nói.
Theo ông Olivé thì Luật bắt buộc đội MBH đã chứng minh được hiệu quả của mình ngay từ năm đầu tiên thực hiện. Tuy nhiên theo ông, ngoài việc tiếp tục xây dựng và điều chỉnh các quy định và việc thi hành luật nghiêm khắc để tiếp tục phát huy và giảm thiểu hơn nữa các ca thương tích và tử vong nhờ đội mũ bảo hiểm, Việt Nam cần cần tập trung sự chú ý sang vấn đề hiện nay một số lượng lớn các trẻ em Việt Nam không đội MBH khi được đèo bằng xe gắn máy.
Việc trẻ em dưới 16 tuổi không phải chịu phạt vi phạm hành chính bằng tiền, và không có chế tài áp dụng đối với người lớn khi đèo trẻ em trên xe mà không cho trẻ đội MBH là một hạn chế đối với việc thi hành luật đội MBH đối với trẻ em.


            
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ tin rằng đội mũ bảo hiểm sẽ gây thương tích vùng cổ, tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh được điều đó. Vì thế, hãy vì tính mạng, sự an toàn của con em mình, các bà mẹ nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đi xe máy. Cần ghi nhớ, hãy chọn mũ bảo hiểm tốt, phù hợp và được cài quai đúng cách.
WHO đang hợp tác với Chính phủ trong việc xây dựng và sửa đổi những quy định liên quan nhằm cho phép áp dụng chế tài đối với người lớn đèo trẻ em trên xe gắn máy mà không đội MBH thích hợp cho trẻ. “Hãy đội mũ bảo hiểm cho con bạn - và đảm bảo cài quai mũ chắc chắn - vào mọi lúc. Đừng biến con bạn trở thành một con số trong báo cáo tai nạn giao thông đường bộ”, Tiến sỹ Jean-Marc Olivé khuyến cáo.


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

 Chống trộm mũ bảo hiểm

Tác dụng của chiếc mũ bảo hiểm trong việc giảm chấn thương sọ não khi bị tai nạn là điều khỏi phải bàn cãi và đây là việc nên làm khi đi xe máy. Nhưng có một việc đau đầu là không có chỗ gửi mũ. Giờ đi đâu ngoài việc gửi xe mà muốn gửi mũ bảo hiểm thì bạn sẽ mất thêm 2.000 Đ, nếu không gửi mà để tại xe thì mất người trông xe sẽ không chịu trách nhiệm. Mà chiếc mũ bảo hiểm có rẻ đâu, chỉ cần 1-2 tháng mất một cái cũng đủ méo mặt rồi. Giờ cũng có nhiều xe máy có ngăn để mũ, nhưng cũng chỉ để được 1 cái thôi. Chẳng nhẽ giờ 2 anh chị vào công viên tâm sự, mỗi người lại kè kè bên mình một chiếc mũ bảo hiểm.

- Dùng dao rạch lớp vải màn ở lỗ thông khí của MBH.
- Luồn chiếc khóa dây vào.



-Với chiếc MBH Protec UFO thì không có gì khó khăn và không hề ảnh hưởng tới chức năng cũng như tính thẩm mỹ của mũ.
- Xong rồi, ra thử nghiệm trên xe máy thôi.



  

- Kiểu khóa dành cho người cẩn thận, vừa bảo vệ MBH mà lại an toàn gấp đôi cho xe máy.

 Giữ tóc đẹp khi đội mũ bảo hiểm

- Đội mũ bảo hiểm tiêu chuẩn khi đi xe máy là việc cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái vì chiếc mũ bảo hiểm sẽ làm ảnh hưởng đến kiểu tóc chải bới cầu kì của mình. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp cho bạn không còn phải lo lắng gì nữa và cảm thấy tự tin hơn với kiểu tóc của mình.
- Mái tóc dài luôn tạo cho bạn gái vẻ thanh lịch và quý phái. Với mái tóc này mỗi khi phải đội mũ bảo hiểm bạn hãy nhớ bỏ vào túi của mình một chiếc lược. Đi đến nơi, bạn có thể chải qua mái tóc một chút là không còn lo lắng gì nữa.


- Thời tiết nắng nóng như hiện nay sẽ không tốt nếu như bạn thả tóc tự nhiên, bạn cũng có thể chọn giải pháp tết hay buộc gọn gàng mái tóc của mình lại khi đội mũ bảo hiểm. Nhưng nhớ bạn chỉ nên buộc thấp thôi nhé. Khi đến nơi, bỏ mũ bảo hiểm ra, bạn hoàn toàn có thể buộc tóc lên cao hơn.
- Với mái tóc ngắn:bạn cứ đội mũ và cài dây an toàn khi đi xe máy nhưng hãy nhớ mang theo một lọ gel trong túi. Sau khi bỏ mũ ra, bạn chỉ cần sử dụng một chút gel tạo kiểu tóc như mình mong muốn để hoàn thiện mái tóc ngắn của bạn. Hoặc bạn cũng thể vuốt gel trước ở nhà, khi đến nơi, bạn chỉ cần dấp chút nước ẩm vào tay, chỉnh lại mái tóc một chút là OK. Nếu bạn không quen sử dụng gel thì có thể trang bị cho mình một lọ nước xịt tóc để tăng độ sáng bóng và mềm mại cho tóc sau khi “thoát” khỏi chiếc mũ bảo hiểm. Để những phụ trang (băng đô, cài hay kẹp tóc…) trong túi rồi tô điểm thêm cho mái tóc sau khi đã bỏ mũ ra.
- Với mái tóc lỡ hoặc dài: mở mũ bảo hiểm ra có thể khiến mái tóc của bạn xẹp lép, mất sức sống. Bạn hãy lựa chọn cho mình kiểu tóc tỉa so le và thẳng với những lọn tóc tự nhiên được xếp tầng vào với nhau để kiểu tóc không bị mất nếp và ẻo lả. Kiểu tóc dài hay lỡ của bạn sẽ ấn tượng hơn với một chút mái ngang tỉa để phù hợp với những lớp tóc đã được cắt tỉa năng động và linh hoạt.

- Với kiểu mái tóc xoăn thì cũng nên cắt tỉa bớt phần đuôi tóc để gọn gàng và phù hợp với phần tóc trên đỉnh đầu sau khi bỏ mũ bảo hiểm ra. Lúc đó, bạn chỉ cần xịt một chút nước bóng tóc (hoặc keo giữ nếp tóc) và sử dụng những ngón tay mềm mại giúp cho mái tóc xoăn vào nếp thật tốt và đạt được kiểu tóc theo ý muốn.

           
- Với kiểu tóc dài cắt bằng luôn luôn tạo cho bạn vẻ thanh lịch và quý phái trong bất cứ hoàn cảnh nào vì thế đừng băn khoăn khi đội mũ bảo hiểm nhé. Chỉ cần thêm vào túi của mình một chiếc lược làm bằng sừng hoặc gỗ để đi đến nơi bạn có thể chải qua mái tóc một chút là ổn.
- Không tốt nếu như bạn thả tóc tự nhiên, bạn cũng có thể chọn giải pháp tết hay buộc gọn gàng mái tóc của mình lại khi đội mũ bảo hiểm. Nhưng nhớ nếu định buộc tóc đuôi gà thì bạn chỉ nên buộc thấp thôi nhé, để không ảnh hưởng đến quy trình đội mũ an toàn. Khi đến nơi, bỏ mũ bảo hiểm ra, bạn hoàn toàn có thể chuyển chiếc đuôi gà của mình lên vị trí cao hơn.
- Những kiểu tóc xù qua vai mái bung, tóc tém mái bung, tóc cao dạng chân ốc… sẽ không phù hợp khi đội mũ bảo hiểm. Những kiểu tóc như thế chỉ phù hợp khi bạn đi xe ô tô. Bạn cũng nên chọn những kiểu tóc đơn giản mà không bị ảnh hưởng nhiều khi đội mũ bảo hiểm mà vẫn thể hiện vẻ đẹp của mình.


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Hãy vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên


Chúng ta thường ít quan tâm đến việc vệ sinh chiếc nón bảo hiểm một vật dụng gắn với chúng ta phần lớn thời gian trong ngày. Đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta bị bệnh về tóc và da đầu.Một thói quen không tốt nữa của chúng ta là vừa gội đầu xong, không để tóc khô đã vội đội nón bảo hiểm. Sau một thời gian chúng ta sẽ bị viêm chân tóc, gây ngứa da đầu rất khó chịu. Hiện nay có nhiều bệnh nhân bị nấm da đầu, nấm chân tóc.



Chưa có nghiên cứu nào cụ thể khẳng định đội nón bảo hiểm là nguyên nhân gây nên các bệnh về da đầu, nhưng khi đội những mũ bảo hiểm không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo nên môi trường thuận lợi để các bệnh này phát triển. Là vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng mũ bảo hiểm lại không được giặt giũ thường xuyên nên bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn tích tụ rất nhiều. Da đầu thường xuyên tiếp xúc bị nấm, vi khuẩn tấn công và gây bệnh
Theo các bác sĩ, không những là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc, một số nón bảo hiểm không đúng quy cách còn khiến da đầu không thể “thở”. Da đầu bị bịt kín cộng với thời tiết nóng bức khiến tăng tiết bã nhờn, đổ mồ hôi nhiều. Hơi nóng do nón gây ra cộng với hơi thở của chính chúng ta không thoát ra được, tất cả tạo nên một môi trường nóng và ẩm ở vùng đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển, gây nên những loại bệnh da đầu thường hay mắc phải. Bên cạnh đó nhiều người có thói quen dùng chung mũ với người khác, sẽ gây ra tình trạng “loạn khuẩn” và có thể mắc bệnh. Đến nay chưa có thống kê về con số bệnh nhân bị nấm da đầu, nhưng thời gian gần đây những bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến da đầu như nấm da đầu, viêm chân tóc… có xu hướng gia tăng. Những người làm các công việc hay phải đội nón  bảo hiểm như công nhân xây dựng, giao hàng, xe ôm… có nguy cơ bị nấm da đầu nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số người bị viêm da tiếp xúc đã bị dị ứng với vật liệu lót bên trong mũ.


Muốn phòng tránh các bệnh về da đầu , bên cạnh giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ cần vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên bằng các phương pháp như, giặt sạch,  phơi nắng, diệt khuẩn bằng tia UV, xịt dung dịch sát khuẩn, lau sạch nón… Nên lựa chọn những nón bảo hiểm có miếng lót làm bằng các loại vải mềm mại, thấm hút mồ hôi, ít gây kích ứng da. Ngoài ra, mọi người không nên dùng chung mũ bảo hiểm với người khác và đội mũ khi đầu còn ướt. “Phải xem nón bảo hiểm là một vật dụng cá nhân dùng riêng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, không nên dùng chung và phải vệ sinh thường xuyên”. Khi lựa chọn mũ bảo hiểm phải chọn loại đạt chất lượng, đúng quy cách để bảo vệ đầu, có lỗ thoáng khí và miếng lót bên trong có thể gỡ ra để giặt được. Khi bị các bệnh về da đầu cần đến các chuyên khoa da liễu chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe và thẩm mỹ






Hãy đội nón cho trẻ khi tham gia giao thông


"Việc đội mũ bảo hiểm chất lượng tốt, cài quai mũ đúng cách là cách hiệu quả duy nhất nhằm giảm thương tích vùng đầu và tử vong cho trẻ từ các vụ va chạm xe máy và xe đạp", TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, khẳng định.



Hiện nay trên thị trường bán khá nhiều loại mũ bảo hiểm cho trẻ em. Những chiếc nón này được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với sức khỏe, kích cỡ đầu của trẻ. Các phụ huynh hoàn toàn có thể chọn lựa nón phù hợp cho các bé. Hãy đội nón bảo hiểm cho trẻ và đừng để mình phải hối hận cả đời vì sự vô tâm này.


            

Là bậc cha mẹ, bạn rất bận rộn và thật khó để có thời gian để làm hết mọi việc. Tuy nhiên, bảo vệ mạng sống quí giá của con bạn là việc luôn phải làm. Vì vậy, trước khi rời khỏi nhà hãy dành vài giây để đội nón bảo hiểm chính hãng cho bé.Các bậc cha mẹ viện hàng ngàn lý do khi không đội mũ bảo hiểm cho bé, nhưng bạn không thể biện minh cho việc khiến con mình gặp nguy hiểm. Hầu hết người lớn đội mũ bảo hiểm, tại sao lại không đội mũ bảo hiểm cho con bạn?


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Tiêu hủy hàng loạt mũ bảo hiểm giả

Mũ bảo hiểm giả đã xuất hiện từ rất lâu , nhưng vấn đề thu giữ và xử lý nghiêm gặt những cửa hàng bày bán sản phẩm này thì vấn còn chưa được mạnh tay. Ở hà nội có rất nhiều cơ sở và cửa hàng bày bán mũ bảo hiểm giả, nhưng chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc để tiêu hủy triệt để mũ bảo hiểm nhái, còn ở Đà Nẵng vừa qua đã phát hiên ra rất nhiều cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm giả, và các cơ quan chức năng đã dùng biện pháp thu giữ và tiêu hủy toàn bộ số mũ bảo hiểm giả đã được phát hiện.

Xem thêm:

 Hơn 7.000 chiếc mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng đã được đưa ra tiêu hủy dưới sự chứng kiến của đại diện các ngành chức năng TP. Đại diện Ban An toàn giao thông Đà Nẵng cho biết, toàn bộ số mũ bảo hiểm này được Đội kiểm tra liên ngành thu hồi từ giữa tháng 4/2012 cho đến nay. Thời gian tới, việc kiểm tra, thu hồi mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng và bán mũ bảo hiểm có chất lượng cho người đi mô-tô, xe gắn máy vẫn tiếp tục được tổ chức cho đến khi TP có chủ trương mới. Ông Nguyễn Hữu Cường, Chánh Văn phòng Ban an toàn giao thông TP cho biết thêm, Nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm Chí Thành tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, với công suất 150 nghìn mũ/1 năm, dự kiến sẽ hoàn thành và hoạt động vào giữa tháng 7/2012. Khi đó số lượng mũ bảo hiểm có chất lượng TP bán với giá ưu đãi sẽ nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương./.

Mũ bảo hiểm phong cách dành cho cách teen

Mũ bảo hiểm là vật bất ly thân của tất cả mọi người tham gia giao thông, không chỉ cần một chiếc mũ chắc chắn và chất lượng, người dùng còn chọn những chiếc mũ có mẫu mã đẹp , nhất là đối với các bạn trẻ. Một chiếc mũ bảo hiểm to đùng và thô cứng thật không hợp chút nào với trang phục trẻ trung nhí nhảnh. Bạn đã chuẩn bị những gì cho chiếc mũ của mình Bằng in mũ bảo hiểm những họa tiết vui mắt, những biểu tượng cá nhân hay biến chiếc mũ theo phong cách Graffity, bạn sẽ có một chiếc mũ cực kì trẻ trung mà lại rất độc đáo.
Chỉ với 50k - 80k, bạn có thể thuê cho mình 1 dịch vụ vẽ mũ bảo hiểm theo ý muốn. Tuy nhiên, để có 1 chiếc mũ với những hình vẽ ưng ý, có vài lời khuyên cho bạn đấy nhé!

Chọn loại mũ

Trên thị trường có rất nhiều loại mũ với xuất xứ khác nhau làm hoa mắt các teen và phụ huynh, nhưng không phải mũ nào cũng vẽ được. Nếu bạn là teen có ý định vẽ mũ, bạn chỉ nên mua mũ bảo hiểm  nhỏ nhắn, hộp mũ khoảng nửa đầu (giống chiếc mũ bảo hiểm dành cho xe đạp).

Vỏ mũ bằng nhựa cứng là thích hợp nhất, sẽ dễ dàng cho bạn vẽ và xoá đi khi muốn thay đổi. Nhớ là đừng mua những chiếc mũ to, ôm cả đầu bạn nhé!

Vẽ thế nào đẹp?

Với kiểu vẽ này, các teen thường hay vẽ các biểu tượng đội bóng hay chú Kitty, ếch xanh xinh xắn... Còn nếu bạn muốn cá tính hoá cho chiếc mũ, hãy “phấy” lên đó những dải màu mang phong cách Graffity....Có rất nhiều cách để trang trí chiếc mũ của bạn trông cho bắt mắt hơn. Tuỳ vào “xì - tai” của riêng bạn. Nếu bạn muốn chiếc mũ của mình trẻ trung và bắt mắt, những mảng màu lớn tập trung thành hình khối sẽ là 1 lựa chọn thích hợp.


 Điều rất quan trọng mà bạn nên nhớ, đó là có 2 cách vẽ chính lên mũ bảo hiểm. Nếu bạn có ý định thay đổi liên tục “áo khoác” cho mũ của mình, bạn nên dùng màu acrylic, tuy không đẹp bằng vẽ sơn nhưng dễ xoá và chỉnh sửa hoạ tiết đã vẽ.

               

Và giá cả

Nói chung giá vẽ mũ phổ biến khoảng từ 50.000đ - 80.000 đồng/chiếc, tuỳ vào loại màu bạn vẽ và độ phức tạp của hoạ tiết mà bạn yêu cầu. Nhưng các bạn nhớ 1 điều là, giá vẽ mũ hoàn toàn có thể mặc cả được! 
Các bạn có thể mặc cả giảm 20.000 đồng - 25.000 đồng, tuỳ vào....người vẽ!


Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Không phạt người đi xe vì lỗi đội mũ bảo hiểm “dỏm”

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 1/7, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận một loạt khúc mắc, băn khoăn xung quanh quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm “dỏm”.
Câu hỏi đầu tiên, lực lượng chức năng có quyền xử phạt đã được trang bị kiến thức đủ để phân biệt mũ thật hay mũ giả, mũ tốt hay mũ kém chất lượng? Sau nữa là thắc mắc việc xử phạt trên đường sẽ thế nào, người dân nộp tiền trực tiếp hay phải đến kho bạc. Người nộp tiền phạt xong có bị thu giữ mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, nếu có thì thủ tục thu giữ tài sản này như thế nào?

Vấn đề khác đặt ra là công tác quản lý sản xuất như thế nào để người dân ra đường có thể mua được mũ tốt, không mua phải mũ “dỏm”?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên đáp, trong phiên họp tháng 6, Chính phủ có bàn về quy định bắt đầu áp dụng từ ngày hôm nay, 1/7 này và thống nhất, chỉ xử phạt người tham gia giao thông về 2 hành vi không tuân thủ quy định về đội mũ bảo hiểm là hành vi không đội mũ và hành vi không cài quai mũ khi đội (theo Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, nhà nước muốn bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người dân một cách đầy đủ nhưng ở thời điểm này chỉ xử phạt ở 2 hành vi quy định trong Nghị định 71. Còn việc xử lý mũ giả, kém chất lượng là vấn đề khác, sẽ xem xét ở khía cạnh khác.
Trao đổi thêm bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận định, để sản xuất mũ bảo hiểm kém chất lượng như thế ra thị trường thì là lỗi ở khâu khác, không phải của người tiêu dùng.

          
Bộ trưởng Nên bác lập luận đội mũ bảo hiểm rởm hay là mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng thì coi như không đội mũ và phải phạt theo quy định không đội mũ.
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ thông tin thêm, chính Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng muốn truyền đạt về nguyên tắc xử phạt như thế. Bộ trưởng Thăng cũng băn khoăn nhiều về quy định phạt người đội mũ bảo hiểm rởm những ngày qua vì nhiều ý kiến “chất vấn” ngược lại: “Người tiêu dùng thì biết thế nào là mũ bảo hiểm thật hay giả mà đi phạt?”.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhận định, phạt người đội mũ bảo hiểm cũng chỉ là xử lý phần ngọn còn gốc của vấn đề chính là người sản xuất, kinh doanh, bán sản phẩm ra thị trường. Thực ra để ràng buộc trách nhiệm với người tiêu dùng để mỗi người phải biết bản thân mua, dùng những sản phẩm như thế nào, cơ quan chức năng cũng tính tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá về việc mũ bảo hiểm phải dán nhãn, mác tiêu chuẩn hợp quy…
Nhưng việc đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết sau này mới tính, còn hiện tại thì chưa xét đến.



Cách nhận biết mũ bảo hiểm chất lượng

Quan sát bề ngoài

Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn: Mũ bảo hiểm giả thường sẽ không có tem chuẩn CR, không có nhãn hàng hóa hoặc có thì cũng không sắc nét, in bị nhòe, bề mặt ngoài của mũ không thực sự trơn tru, dễ trầy xước, lớp sơn dễ bong tróc.
Cách đơn giản nhất để phân biệt Mũ Bảo Hiểm thật và giả là dựa vào tem chuẩn CR và nhãn mác hàng hóa.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn: Cảm giác đầu tiên khi cầm mũ thật là rất chắc chắn, các chi tiết sắc nét, khi đội ôm đầu và khá thoải mái. Có dán tem hợp quy CR (QCVN 2) và ghi nhãn hàng hóa theo quy định: tên sản phẩm; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu; cỡ mũ; tháng năm sản xuất.

Vỏ mũ

Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt…).
Mũ bảo hiểm chính hãng: Vỏ mũ làm bằng nhựa tốt, dày, cứng, nhựa ABS, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường theo những kiểu truyền thống.
lõi xốp.

          

Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn: Lõi xốp phía trong mũ mỏng và mềm, ấn tay vào bị lún, dễ dàng tháo rời khỏi mũ. Một số loại không có lõi xốp mà chỉ có lớp vải mỏng bên trong.
Cách đơn giản nhất để phân biệt Mũ Bảo Hiểm thật và giả là dựa vào tem chuẩn CR và nhãn mác hàng hóa.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn: Cảm giác đầu tiên khi cầm mũ thật là rất chắc chắn, các chi tiết sắc nét, khi đội ôm đầu và khá thoải mái. Có dán tem hợp quy CR (QCVN 2) và ghi nhãn hàng hóa theo quy định: tên sản phẩm; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu; cỡ mũ; tháng năm sản xuất.

Giá cả

Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn: Giá bán thường rất rẻ, từ vài chục nghìn đến dưới 100 nghìn đồng.
Mũ bảo hiểm Mũ bảo hiểm:  Giá bán thường cao hơn, khoảng trên 100 nghìn đồng đến cả triệu đồng(nếu mua lẽ).


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Hội chợ xuân bán mũ bảo hiểm giả hiệu Nón Sơn

(NLĐO) - 200 mũ giả hiệu Nón Sơn được bày bán tại gian hàng mũ bảo hiểm Trọng Liễu tại Hội chợ Xuân Buôn Hồ năm 2015
Ngày 21-1, Đoàn kiểm tra liên ngành thường trực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra đột xuất gian hàng mũ bảo hiểm Trọng Liễu tại Hội chợ Xuân Buôn Hồ năm 2015 (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk).



Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện hơn 200 mũ bảo hiểm vi phạm sở hữu trí tuệ, giả kiểu dáng công nghiệp của mũ bảo hiểm Nón Sơn; không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, các thủ tục đăng ký kiểm chứng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa của số hàng nêu trên.
Mở rộng kiểm tra, đoàn còn phát hiện hơn 300 mũ bảo hiểm giả có những vi phạm tương tự tại cửa hàng Trọng Liễu ở chợ thị xã Buôn Hồ.



       

Ông Trần Nguyễn Đức, Phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Theo một số giấy tờ, đây là các sản phẩm mũ bảo hiểm của Công ty TNHH sản xuất nhựa Phát Thành, ở địa chỉ 98 Lỹ Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP HCM.
Ngay sau đó, đoàn đã thông báo cho Chi cục quản lý thị trường TP HCM kiểm tra tại địa chỉ đăng ký nhưng được thông báo không có doanh nghiệp nào đăng ký kinh doanh tại địa chỉ trên. Đoàn liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ số hàng trên và tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra làm rõ.
Tin - ảnh: C. Nguyên
(Theo nguồn báo Người Lao Động)


Phát hiện xưởng sản xuất mũ bảo hiểm có dấu hiệu giả quy mô lớn

(PLO) - Ngày 29-1, tại kho Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, Đội QLTT 5A và Đội QLTT Tân Phú tiến hành mở niêm phong kiểm đếm hàng vi phạm là mũ bảo hiểm dưới sự có mặt của đại diện Công ty TNHH Nón Sơn và đại diện của Công ty TNHH Sản xuất nhựa Phát Thành.
(PLO) - Ngày 29-1, tại kho Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, Đội QLTT 5A và Đội QLTT Tân Phú tiến hành mở niêm phong kiểm đếm hàng vi phạm là mũ bảo hiểm dưới sự có mặt của đại diện Công ty TNHH Nón Sơn và đại diện của Công ty TNHH Sản xuất nhựa Phát Thành.

Cụ thể vào ngày 21-1-2015, Đội QLTT 5A và Đội QLTT Tân Phú phối hợp cùng Công an phường Tân Thới Hòa (Quận Tân Phú) thực hiện quyết định khám nơi cất giấu tang vật Cơ sở Phát Thành và kho chứa hàng trên đường Lương Minh Nguyệt (Quận Tân Phú). 
Tại thời điểm kiểm tra, chủ kinh doanh đi vắng, ông Tô Biêu đại diện cho chủ làm việc với đoàn kiểm tra. Cơ sở Phát Thành đang hoạt động sản xuất mặt hàng linh kiện và phụ kiện dùng để lắp ráp mũ bảo hiểm. Các dấu hiệu vi phạm ban đầu được xác định là sản xuất không đúng mặt hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không xuất trình được chứng từ của nguyên liệu dùng sản xuất. Sản xuất hàng hóa thành phẩm không có nhãn hàng hóa theo quy định. 

                

Lực lượng kiểm tra tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm gồm gần năm tấn hạt nhựa phế liệu, hơn 83.000 cái gáo nhựa dùng lắp ráp mũ bảo hiểm, 500 mũ bảo hiểm thành phẩm nhãn hiệu Dettol do Việt Nam sản xuất có dán tem CR, khoảng 5.000 cái mốp xốp, hơn 2.400 cái vè chắn bùn xe gắn máy hiệu Tonato và tám cái khuôn dùng để sản xuất gáo nhựa.
Phía Công ty TNHH Nón Sơn cho biết, kết quả kiểm tra sáng ngày 29-1 cho thấy trong số lượng hàng tạm giữ trên, có khoảng 3.000 gáo nhựa dùng để lắp ráp nón bảo hiểm giả Nón Sơn và hai bộ khuôn mẫu dùng để sản xuất hàng giả.


Cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm này bị phát hiện là do ngày 21-1-2015, khi kiểm tra nhà phân phối mũ bảo hiểm Trọng Liễu (thị xã Buôn Hồ, huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk), lực lượng QLTT tỉnh Đắk Lắk phát hiện gần 500 mũ bảo hiểm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH thời trang Nón Sơn. Số mũ bảo hiểm này do cơ sở Trọng Liễu nhập từ Công ty TNHH Sản xuất nhựa Phát Thành (đường Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú). Chi cục QLTT tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản gửi Chi cục QLTT TP.HCM để tiếp tục kiểm tra,  khám xét nơi sản xuất, chứa trữ mũ bảo hiểm này.
 (Báo Pháp Luật)


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

"Phớt lờ" xử phạt, mũ bảo hiểm dỏm tung hoành

 (Dân trí) Hàng ngàn chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng, giả mạo thương hiệu, không chứng nhận hợp quy… vừa bị lực lượng chức năng phát hiện. Đặc biệt, có những cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm “nhờn” với biên bản xử lý vì vi phạm quá nhiều lần.


Ngày 2/11, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, vừa qua các đội QLTT đã đồng loạt kiểm tra nhiều đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố và phát hiện hàng ngàn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng, kém chất lượng.
Bước đầu, lực lượng chức năng tạm giữ khoảng 3.000 sản phẩm mũ bảo hiểm (MBH) của hai cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm Tấn Lộc và Trí Liễu (đường An Dương Vương, quận 8) để giám định chất lượng, làm rõ vi phạm xâm phạm kiểu dáng công nghiệp mũ bảo hiểm nón Sơn.
Trước đó, nhằm chấn chỉnh thị trường sản xuất MBH, Chi Cục QLTT TP.HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm (MBH) hiệu Napoli trụ sở nằm trên đường Trịnh Đình Trọng (phường Phú Trung, quận Tân Phú) do bà Nguyễn Thị Sóng làm chủ.
Theo đó, cơ sở sản xuất MBH Sóng Hùng của bà Sóng bị lực lượng QLTT phạt gần 38 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất MBH. Bên cạnh đó, Chi cục QLTT TP.HCM còn buộc tiêu hủy toàn bộ MBH không thực hiện công bố hợp quy gồm gần 500 chiếc MBH hiệu Napoli kiểu N012.
Bên cạnh đó, Chi cục QLTT TP.HCM cũng ra quyết định xử phạt hành chính 27 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 2 tháng đối với Công ty TNHH MTV đầu tư và Phát triển công nghệ Sơn Tùng, chuyên kinh doanh MBH (đóng tại đường DC11, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) về hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, gia công hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo, không có hợp đồng gia công theo quy định.

Lực lượng chức năng đã thu hồi nhiều sản phẩm vi phạm, trong đó có 55 chiếc MBH hiệu VPBank và Honda Thành Phát.
Vấn đề xử lý vi phạm trong sản xuất MBH thời gian qua được dư luận khá quan tâm, có những thương hiệu MBH đã “nhờn” với xử phạt vì vi phạm quá nhiều. Điển hình là MBH Napoli, không chỉ lần này mới bị xử phạt hành chính gần 38 triệu đồng mà trước đó, sản phẩm MBH Napoli có mẫu không đạt chất lượng 6 lần tại Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Một vấn đề khiến người tiêu dùng không khỏi “băn khoăn” là chất lượng của những chiếc MBH mang danh nghĩa quà tặng. Việc lực lượng QLTT thu hồi 55 chiếc MBH hiệu VP Bank và Honda Thành Phát của Công ty TNHH MTV đầu tư và Phát triển công nghệ Sơn Tùng càng làm cho thắc mắc của người dân trở nên có lý! Phải chăng, một số cơ sở sản xuất MBH đã dựa vào “chiêu” thức này để qua mắt cơ quan chức năng nhằm “hợp thức hóa” nhưng chiếc MBH kém chất lượng đưa ra thị trường cũng như việc hàng quà tặng là hàng kém chất lượng.

Theo đại diện QLTT TP.HCM, vi phạm phổ biến trong sản xuất MBH là việc doanh nghiệp (DN) chỉ chứng nhận hợp qui một số mẫu sau đó làm hàng loạt, sản phẩm không đạt chất lượng, hàng giả… Tình trạng này diễn ra khá nhiều ở các DN sản xuất MBH làm hợp đồng quà tặng.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất MBH nhìn nhận, nhiều người, kể cả cơ quan chức năng vẫn chưa thấy hết sự “béo bở” của mặt hàng MBH. MBH vừa là nhu cầu thiết yếu cho sức khỏe tính mạng, lại vừa bắt buộc phải sử dụng, nếu không sẽ bị phạt nặng. Điều đó có nghĩa là mặt hàng MBH có thị trường vô cùng lớn. “Cầu” lớn như vậy nên không phải bỗng nhiên thời gian gần đây bùng phát vấn nạn MBH nhái, giả, kém chất lượng ở khắp các tỉnh, thành cả nước.
Thị trường MBH vốn đã bát nháo, thế nhưng những cố gắng lập lại trật tự của lực lượng chức năng dường như chỉ… cho vui. Mức phạt không đủ tính răn đe, thế nên những cơ sản xuất MBH “nhờn” với xử phạt vẫn vô tư vi phạm.


Phát hiện xưởng sản xuất mũ bảo hiểm giả

PLO) - Ngày 29-1, tại kho Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, Đội QLTT 5A và Đội QLTT Tân Phú tiến hành mở niêm phong kiểm đếm hàng vi phạm là mũ bảo hiểm dưới sự có mặt của đại diện Công ty TNHH Nón Sơn và đại diện của Công ty TNHH Sản xuất nhựa Phát Thành.
(PLO) - Ngày 29-1, tại kho Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, Đội QLTT 5A và Đội QLTT Tân Phú tiến hành mở niêm phong kiểm đếm hàng vi phạm là mũ bảo hiểm dưới sự có mặt của đại diện Công ty TNHH Nón Sơn và đại diện của Công ty TNHH Sản xuất nhựa Phát Thành.



Cụ thể vào ngày 21-1-2015, Đội QLTT 5A và Đội QLTT Tân Phú phối hợp cùng Công an phường Tân Thới Hòa (Quận Tân Phú) thực hiện quyết định khám nơi cất giấu tang vật Cơ sở Phát Thành và kho chứa hàng trên đường Lương Minh Nguyệt (Quận Tân Phú). 
Tại thời điểm kiểm tra, chủ kinh doanh đi vắng, ông Tô Biêu đại diện cho chủ làm việc với đoàn kiểm tra. Cơ sở Phát Thành đang hoạt động sản xuất mặt hàng linh kiện và phụ kiện dùng để lắp ráp mũ bảo hiểm. Các dấu hiệu vi phạm ban đầu được xác định là sản xuất không đúng mặt hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không xuất trình được chứng từ của nguyên liệu dùng sản xuất. Sản xuất hàng hóa thành phẩm không có nhãn hàng hóa theo quy định. 
Lực lượng kiểm tra tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm gồm gần năm tấn hạt nhựa phế liệu, hơn 83.000 cái gáo nhựa dùng lắp ráp mũ bảo hiểm, 500 mũ bảo hiểm thành phẩm nhãn hiệu Dettol do Việt Nam sản xuất có dán tem CR, khoảng 5.000 cái mốp xốp, hơn 2.400 cái vè chắn bùn xe gắn máy hiệu Tonato và tám cái khuôn dùng để sản xuất gáo nhựa.
Phía Công ty TNHH Nón Sơn cho biết, kết quả kiểm tra sáng ngày 29-1 cho thấy trong số lượng hàng tạm giữ trên, có khoảng 3.000 gáo nhựa dùng để lắp ráp nón bảo hiểm giả Nón Sơn và hai bộ khuôn mẫu dùng để sản xuất hàng giả. 


Xem thêm: 

Cơ sở sản xuất giả này bị phát hiện là do ngày 21-1-2015, khi kiểm tra nhà phân phối mũ bảo hiểm Trọng Liễu (thị xã Buôn Hồ, huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk), lực lượng QLTT tỉnh Đắk Lắk phát hiện gần 500 mũ bảo hiểm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH thời trang Nón Sơn. Số mũ bảo hiểm này do cơ sở Trọng Liễu nhập từ Công ty TNHH Sản xuất nhựa Phát Thành (đường Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú). Chi cục QLTT tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản gửi Chi cục QLTT TP.HCM để tiếp tục kiểm tra,  khám xét nơi sản xuất, chứa trữ mũ bảo hiểm này.
 (Báo Pháp Luật)


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

20.000 mũ bảo hiểm được tặng cho học sinh, sinh viên

Tham dự chương trình có các đồng chí: Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia; Nguyễn Tiến Nhường - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh; ông Vũ Quang Tâm – Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam cùng lãnh đạo các cơ quan thành viên của Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh và hơn 1.000 giáo viên, học sinh trường Tiểu học Vệ An, Tp. Bắc Ninh.
Với chủ đề “Chắp cánh tương lai”, số lượng mũ bảo hiểm tiêu chuẩn chất lượng cao về độ an toàn do Honda Việt Nam sản xuất sẽ được trao tới các em học sinh, sinh viên, thanh niên.
Tại buổi lễ, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, qua chương trình trao tặng mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho học sinh khi tham gia giao thông an toàn để chắp cánh ước mơ, trở thành những người gánh vác trọng trách xây dựng đất nước.


“Công ty Honda Việt Nam đã có mặt tại nước ta 20 năm nay và luôn luôn đồng hành cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong công tác đảm bảo an toàn giao thông. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị học sinh đi môtô xe máy, xe đạp điện đội mũ bảo hiểm đúng luật. Nếu người thân chở các em học sinh chưa đội mũ bảo hiểm thì phải nhắc nhở, điều đó đồng nghĩa với việc học sinh cũng chính là tuyên truyền viên trong công tác đảm bảo an toàn giao thông,” ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
Tại lễ phát động, Công ty Honda Việt Nam cũng tiến hành trao tặng 1.140 em mũ bảo hiểm Honda cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Vệ An. Trong chương trình lần này, các học sinh sẽ được giảng dạy nội dung về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm và hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách, những nội dung an toàn giao thông cho học sinh.  


Thông qua chuỗi hoạt động này, Công ty Honda Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia mong muốn việc trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh, sinh viên và thanh niên sẽ giúp các em có ý thức hơn trong việc đội mũ bảo hiểm để tham gia giao thông an toàn đồng thời cũng chính các em sẽ có tác động tích cực tới các bậc cha mẹ và mọi người xung quanh để tạo thói quen vđội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy, xe đạp điện.
Trong thời gian tới, Honda Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chương trình trao tặng mũ bảo hiểm trong chiến dịch 20.000 mũ bảo hiểm “Cùng Honda chắp cánh tương lai".


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm chọn nón bảo hiểu chính hãng

Mỗi năm có hàng ngàn người chết do tai nạn giao thông, chủ yếu là do không đội nón bảo hiểm hoặc nón bảo hiểm kém chất lượng được bán bởi các thương gia vô đạo đức. Để giúp bạn tránh những sai lầm khi chọn mua nón bảo hiểm, chúng tôi sẽ chia một số kinh nghiệm đơn giản như sau.

1. Xác định loại nón phù hợp


Trước khi mua nón bảo hiểm chính hãng, bạn nên xác định loại nón nào bạn thích và hợp với khuôn đầu của mình. Nón bảo hiểm thường được chia làm năm loại như sau:
• Nón nửa đầu: rất được ưa chuộng, vì tính gọn nhẹ không gây mỏi cổ khi tham gia giao thông.
• Nón hở mặt (3/4): Bao trùm toàn bộ phần sọ, nhưng phía trước mặt không che chắn. Loại nón này cá tính và thích hợp cho những ai đi dòng xe café racer hay track.
• Nón lật (flip-up): Loại nón này gần như bao trùm nguyên đầu, nhưng mặt trước có thể lật lên được.

2. Kiểm tra mũ

Lớp vỏ nón bảo hiểm bên ngoài phải là composites, sợi thủy tinh hoặc vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thụ lực và tác động lây lan. Nó có thể chống xâm nhập bởi các vật sắc nhọn và phân tán lực tác động. Để kiểm tra nón bạn có thể đập nhẹ vào tường để xem độ nẩy của nón hoặc dùng vật nhọn như chìa khóa hay cây kim đâm vào.
Xem thêm: 

3. Xác định kích cỡ


Kích thước của nón rất quan trọng, nó tạo cho bạn sự thoải mái khi đội và di chuyển trong quãng đường dài và bảo đảm an toàn khi xảy ra tai nạn. Do đó khi mua nón bảo hiểm nên chọn loại đúng kích cỡ và ôm trọn phần sọ. Tránh tình trạng chọn nón bảo hiểm quá chật hoặc quá rộng.



Phương pháp in chuyển nhiệt mũ bảo hiểm

In mũ bảo hiểm bằng phương pháp chuyển nhiệt là một trong những phương pháp in ấn hiện đại đang được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thị trường. In chuyển nhiệt sử dụng nhiệt độ cao, và loại mực in đặc biệt (còn gọi là mực in chuyển nhiệt) để in hình ảnh lên giấy in nhiệt rồi sau đó ép nhiệt lên các vật liệu cần in.


Phương pháp đặc biệt phù hợp để in lên các sản phẩm mũ bảo hiểm có họa tiết phức tạp, nhiều màu sắc. Bên cạnh đó kỹ thuật in chuyển nhiệt cũng được ứng dụng khá phổ biến trong các ngành in ấn quảng cáo, tạo mẫu trong các công ty may mặc, các công ty in quà tặng. In hình ảnh, logo lên ly sứ, dĩa sứ, in áo thun, in lên pha lê, in lên thủy tinh, in lên gạch men, gỗ, …
Xem thêm: 

Ưu điểm của phương pháp in ấn này đó là quy trình in ấn không quá phức tạp, đồng thời chi pí in ấn lại không cao nếu in ở số lượng nhiều. Chất lượng hình in có độ trung thực và sắc nét, độ bền màu cao và không xảy ra tình trạng lem màu.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là chỉ phù hợp với trên vải sáng màu, thích hợp với in số lượng ít và cần phải sử dụng in tram để tiết kiệm chi phí.


 
Blogger Templates