Lớp vỏ bảo vệ
Đây là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, có tác dụng
tương tự như chiếc mai rùa, chịu lực va đập và ma sát từ bên ngoài khi gặp tai
nạn, giúp các thành phần bên trong được an toàn. Có một điều đặc biệt là thiết
kế đầu tiên của mũ bảo hiểm xe máy chính là chiếc mũ bảo vệ đầu của các binh sĩ
khi tham chiến trong thời kì đệ nhất thế chiến, nó có thể chống được… đạn.
Từ vật liệu sắt thép ban đầu, để phù hợp với mục đích
mới, các nhà thiết kế đã đưa vào sử dụng vật liệu tiên tiến hơn như sợi thủy
tinh và polycarbonate. Ngoài ra, một số thương hiệu sản xuất mũ bảo hiểm chính hãng
chuyên nghiệp còn sử dụng vật liệu sợi carbon gia cố Aramid để tăng sức bền.
Lớp lót EPS
Đây là lớp vật liệu thứ hai, tiếp xúc với đầu, và là
thành phần quan trọng nhất của một chiếc mũ bảo hiểm tiêu chuẩn. Lớp lót này
thường được làm từ EPS (Polystyrene) có mật độ vật chất không giống nhau với từng
vị trí tiếp xúc với phần đầu của bạn.
Lớp lót này không có khả năng phục hồi, nên sau tai
nạn, chiếc mũ bảo hiểm của bạn thường không còn tác dụng bảo vệ thực sự, dù bên
ngoài chỉ bị trầy xước.
Lớp lót “tiện nghi”
Đây là thành phần tạo cảm giác êm ái cho phần đầu của
bạn khi sử dụng mũ bảo hiểm. Một chiếc mũ bảo hiểm tốt sẽ có lớp lót đủ mềm mại
giúp phần đầu của bạn không quá căng khi sử dụng thời gian dài. Một điểm nữa cần
lưu ý, lớp trong cùng này cần phải vừa vặn với đầu giúp bạn không cảm thấy khó
chịu mỗi khi sử dụng.
Tấm che mặt
Rõ ràng tấm che mặt là cần thiết và cực kỳ quan trọng,
nó giúp bạn vẫn nhìn thấy đường trong khi bụi bặm hay đất đá không thể gây tổn
thương cho mắt, trán và da mặt, đặc biệt khi bạn lưu thông với tốc độ cao,
thông thường miếng che này được làm từ nhựa Polycarbonate.
Các khớp nối, đinh tán và dây quai
Giới chuyên môn gọi các chi tiết này là “Retention
system”. Hệ thống này liên kết các thành phần của chiếc mụ bảo hiểm với nhau, với
khả năng vượt qua các giới hạn lực tác động tiêu chuẩn và khả năng chịu đàn hồi.
Xem thêm: Những
điều cần biết về mũ bảo hiểm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét