Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 1/7, Bộ trưởng
– Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận một loạt khúc mắc, băn
khoăn xung quanh quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm “dỏm”.
Câu hỏi đầu tiên, lực lượng chức năng có quyền xử phạt
đã được trang bị kiến thức đủ để phân biệt mũ thật hay mũ giả, mũ
tốt hay mũ kém chất lượng? Sau nữa là thắc mắc việc xử phạt trên
đường sẽ thế nào, người dân nộp tiền trực tiếp hay phải đến kho bạc. Người nộp
tiền phạt xong có bị thu giữ mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, nếu có thì
thủ tục thu giữ tài sản này như thế nào?
Vấn đề khác đặt ra là công tác quản lý sản xuất như
thế nào để người dân ra đường có thể mua được mũ tốt, không mua phải mũ “dỏm”?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên đáp, trong phiên họp tháng
6, Chính phủ có bàn về quy định bắt đầu áp dụng từ ngày hôm nay, 1/7 này và thống
nhất, chỉ xử phạt người tham gia giao thông về 2 hành vi không tuân thủ quy định
về đội mũ bảo hiểm là hành vi không đội mũ và hành vi không cài quai mũ
khi đội (theo Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ).
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, nhà nước
muốn bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người dân một cách đầy đủ nhưng ở thời điểm này
chỉ xử phạt ở 2 hành vi quy định trong Nghị định 71. Còn việc xử lý mũ giả,
kém chất lượng là vấn đề khác, sẽ xem xét ở khía cạnh khác.
Trao đổi thêm bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Nguyễn
Văn Nên nhận định, để sản xuất mũ bảo hiểm kém chất lượng như thế ra thị trường
thì là lỗi ở khâu khác, không phải của người tiêu dùng.
Xem thêm: Cách nhận biết mũ bảo hiểm chất lượng
Bộ trưởng Nên bác lập luận đội mũ bảo hiểm rởm hay
là mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng thì coi như không đội mũ và phải phạt
theo quy định không đội mũ.
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ thông tin thêm,
chính Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng muốn truyền đạt về nguyên tắc xử phạt như thế.
Bộ trưởng Thăng cũng băn khoăn nhiều về quy định phạt người đội mũ bảo hiểm rởm
những ngày qua vì nhiều ý kiến “chất vấn” ngược lại: “Người tiêu dùng thì biết
thế nào là mũ bảo hiểm thật hay giả mà đi phạt?”.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhận định, phạt
người đội mũ bảo hiểm cũng chỉ là xử lý phần ngọn còn gốc của vấn đề chính là
người sản xuất, kinh doanh, bán sản phẩm ra thị trường. Thực ra để ràng buộc
trách nhiệm với người tiêu dùng để mỗi người phải biết bản thân mua, dùng những
sản phẩm như thế nào, cơ quan chức năng cũng tính tăng cường hoạt động tuyên
truyền, quảng bá về việc mũ bảo hiểm phải dán nhãn, mác tiêu chuẩn hợp quy…
Nhưng việc đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết sau
này mới tính, còn hiện tại thì chưa xét đến.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét